Vì sao chúng ta phải cần có mục tiêu trong cuộc sống?

Cuộc sống không mục tiêu chẳng khác nào một hành trình không có điểm đến xác định. Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được. Khi có mục tiêu rõ ràng, có khả năng đo lường, con người sẽ tự đặt mình trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức trên hành trình vươn tới đích.
1. Vì sao chúng ta phải cần có mục tiêu trong cuộc sống?
        Cuộc sống không mục tiêu chẳng khác nào một hành trình không có điểm đến xác định. Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được. Khi có mục tiêu rõ ràng, có khả năng đo lường, con người sẽ tự đặt mình trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức trên hành trình vươn tới đích.
        Sống không mục tiêu, khác nào chấp nhận cuộc sống kiểu “nước chảy bèo trôi”, mặc dù không phải mọi mục tiêu đều có thể đạt được, không phải mọi công việc đều kết thúc thành công, cũng không phải mọi hi vọng, ước mơ đều có thể hiện thực hóa. Người sống không mục tiêu chỉ có thể nhận được những thứ rơi rớt lại của người đi trước.
2. Mục tiêu là gì?
        Mục tiêu là cái đích được vạch ra cùng với viễn cảnh huy hoàng khi đạt được. Mục tiêu có thể xa vời, nhưng chính nhờ có mục tiêu mà con người mới có động lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tiếp bước trên con đường đã chọn. Mục tiêu giúp định hướng và khích lệ con người không ngừng tiến bước về phía trước. Khi bắt đầu một cuộc hành trình phiêu lưu trên con đường cuộc sông, sự nghiệp hoặc gần gửi hơn với những người bạn trẻ là lĩnh vực học tập thì ngoài việc có niềm tin rằng ta sẽ chinh phục được hành trình đó thì mục tiêu chính là thứ hướng niềm tin ấy trở thành sức mạnh để ước mơ được thực hiện hóa. Tại sao lại như thế.
3. Cách xác định mục tiêu
- Bạn muốn trở thành học sinh giỏi?
- Bạn muốn được bạn bè yêu quý?
- Bạn muốn xây dựng sự nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường?
- Bạn muốn thành công trong cuộc sống ?
- Bạn muốn thành công trong sự nghiệp?
- Bạn muốn thành công trong các mối quan hệ?
--> Bạn muốn ...... ?
4. Cách xây dựng mục tiêu
a. Những điều bạn muốn luôn hướng bạn thực hiện chúng.
         Ví dụ như khi bạn chơi game bạn luôn muốn là người chiến thắng, thế là bạn dồn hết tâm sức vào đánh bại hết mọi đối thử, đúng không bạn? Vậy tại sao bạn không xác định cho chính mình một mục tiêu để chúng thúc đẩy bạn phát triển và trưởng thành hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống? Mục tiêu là sức đẩy, động lực; mục tiêu hướng ta đi theo một con người đã được hoạch định sẵn. Nêu không có mục tiêu chắc chắn hết quả học tập sẽ chẳng tốt được.
b. Những cụm từ không nên có khi bạn xây dựng mục tiêu
“Sao cũng được”,
“Tôi không biết tôi muốn gì nữa”,
“Hãy chỉ cho tôi những điều tôi có thể làm được”...
Đây là những ví dụ mà chính chúng ta đã đánh mất đi mục tiêu của bản thân. Bạn không biết mình muốn gì thì làm sao người khác giúp bạn được.
5. Thực hiện mục tiêu
         Bất cứ con đường nào cũng có một đích đến. Khi bạn không có mục đích để phấn đấu, bạn sẽ nỗ lực học tập và làm việc hầu hết cả thời gian, công sức của mình, bạn luôn tỏ ra bận rộn với những đề án của bạn thân. Nhưng rồi bạn chợt nhận ra rằng bạn làm những điều ấy chẳng vì thứ gì cả... không được gì, bạn chỉ làm hao phí sức lực của mình thôi. Bạn sẽ mất tất!
         Đừng để điều này xảy ra bạn nhé! Muốn thế bạn nên có sẵn một mục tiêu để định hướng bản thân, điều này cũng giống như bạn đang đi trên một con đường và bạn biết chắc mình sẽ đi tới được những đâu.
6. Ý nghĩa
         Mục tiêu giúp sức chịu đựng của chúng ta mãnh liệt hơn. Chúng giúp bạn có thêm nguồn cảm hứng để vượt qua khó khăn, thử thách. Và lúc này niềm tin cũng trở thành trợ thủ thân thiết với bạn. Hãy kết hợp giữa mục tiêu, đam mê, niềm tin lại là một và bạn sẽ thấy mình không thể chiến bại...
         Thành công chỉ đến khi bạn có mục tiêu rõ ràng. Khi đã xác định được mục tiêu của bản thân, có phải cứ đâm đầu mà chạy đua với chúng? Đôi lúc chúng ta cần phải dừng lại, suy ngẫm và điều chỉnh mục tiêu sao cho thiết thực nhất. Ta cần linh hoạt trong mọi tình huống. “Không gì là tuyệt đối” nghĩa là thế, không gì đúng 100% kể cả mục đích của chính bạn. Hãy làm hết sức để mục tiêu của bạn thành hiện thực!
         Bạn luôn có sự lựa chọn. Và hãy chọn là người có mục tiêu, có ước mơ và niềm tin vào thành công của bạn. Như thế bạn đã chọn làm người chiến thắng
Có thể bạn quan tâm