QUY LUẬT VẬN HÀNH NHÓM

Thông thường một nhóm nào đó chính thức hay không chính thức đều trải qua 5 giai đoạn trong quá trình phát triển của nhóm. Trên thực tế không phải bất cứ nhóm nào cũng trải qua 5 giai đoạn. Có nhóm vừa mới hình thành đã tan rã, có nhóm đang giai đoạn hoạt động ổn định cũng có thể bị “treo”, có nhóm cùng lúc trải qua nhiều giai đoạn đan xen nhau.v.v. Bởi vì trong cuộc sống mọi thứ đều không ngừng thay đổi và phát triển, nguy cơ luôn tiềm ẩn, những xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Các giai đoạn phát triển nhóm của Tuckman sẽ cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về sự phát triển của nhóm theo thời gian. Theo Bruce Tuckman, các giai đoạn cần phải tuân theo một trật tự xác định, khi ấy nhóm mới có thể hoạt động tối ưu. Một nhóm không thể hoạt động tốt nếu không giải quyết được xung đột nội bộ và đặt ra những quy tắc ứng xử phù hợp.

MÔ HÌNH TUCKMAN VỀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHÓM

Bruce Tuckman chia thành 5 giai đoạn phát triển nhóm. Những giai đoạn này không bắt buộc phải hoàn toàn tuân theo một cách tuần tự, bởi các nhóm thường sẽ bị mắc kẹt nửa chừng trong dự án. Các quy tắc ứng xử và đồng thuận sau đó sẽ được soạn ra, nhưng không phải lúc nào chúng cũng hữu ích.

Trên thực tế không phải bất cứ nhóm nào cũng trải qua 5 giai đoạn. Có nhóm vừa mới hình thành đã tan rã, có nhóm đang giai đoạn hoạt động ổn định cũng có thể bị “treo”, có nhóm cùng lúc trải qua nhiều giai đoạn đan xen nhau.v.v.

Bởi vì trong cuộc sống mọi thứ đều không ngừng thay đổi và phát triển, nguy cơ luôn tiềm ẩn, những xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hai giai đoạn đầu của quá trình phát triển nhóm Tuckman đều xoay quanh những công việc liên quan đến năng lực cảm xúc và xã hội.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NHÓM TUCKMAN

Giai đoạn ba và bốn của mô hình Tuckman tập trung nhiều hơn vào việc định hướng các công việc.

HÌNH THÀNH

Một nhóm mới vẫn phải làm việc có tổ chức, nên việc định hướng là rất cần thiết, ví dụ như có những kiểu người nào trong nhóm và phần việc họ đảm nhiệm là gì. Mặc dù các thành viên trong nhóm hành động độc lập, họ vẫn cần sự hướng dẫn của đội ngũ lãnh đạo nhóm. Họ không thực sự biết các mục tiêu của toàn đội là gì, cũng như những gì được mong đợi ở họ. Đây là lý do vì sao nhiều thành viên trong nhóm cảm thấy không an toàn. Để tạo ra một đội ngũ làm việc tốt, điều quan trọng là lãnh đạo nhóm phải tin tưởng vào các thành viên trong nhóm, và anh ta cũng cần thảo luận với họ về những mong đợi của anh là gì.

SÓNG GIÓ

Nhóm làm việc đang trở nên gần gũi hơn và các thành viên trong nhóm đang dần có được lòng tin của nhau. Họ nói lên quan điểm của mình, và kết quả là, xung đột có thể bắt đầu nảy sinh. Tính cách cá nhân của mỗi thành viên trong đội xuất hiện khi họ đối đầu về mặt ý tưởng và quan điểm của nhau. Tuy nhiên, họ vẫn ngần ngại nói lên ý kiến của mình vì sợ bị loại khỏi nhóm. Trưởng nhóm có vai trò hướng dẫn trong giai đoạn chuyển tiếp khó khăn này. Anh ta phải khuyến khích các thành viên nói chuyện tự do và cởi mở hơn. Thái độ khoan dung đặc biệt quan trọng trong trường hợp này.

Ngoài ra, điều cần thiết hơn là các thành viên trong nhóm, chính bản thân họ phải tự giải quyết được các xung đột có thể xảy ra. Chỉ sau đó thì họ mới có thể tiến tới giai đoạn tiếp theo trong các giai đoạn phát triển nhóm của Tuckman.

ỔN ĐỊNH

Sau giai đoạn “Sóng gió” của mô hình Tuckman, nhóm mới bắt đầu làm việc một cách “trọn vẹn”. Sự chỉ trích không còn mang tư cách cá nhân nữa, mà nó mang tính xây dựng và hướng đến công việc nhiều hơn. Các thành viên trong nhóm đều thoải mái với ý kiến của nhau. Nhóm cùng hợp tác để thiết lập các quy tắc, giá trị, tiêu chuẩn và phương pháp. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc của đội ngũ. Nhóm đang phát triển bản sắc riêng của mình. Đội trưởng có thể trao cho nhóm nhiều quyền tự chủ hơn, để các thành viên có thể làm việc độc lập.

HIỆU SUẤT CAO

Trong suốt giai đoạn này, nhóm hoạt động như một đơn vị, và năng lực tiềm tàng của nhóm sẽ có lợi cho công việc. Tất cả thành viên đều biết chính xác những gì họ mong đợi và họ cùng làm việc với nhau để đạt được các mục tiêu, mục đích đó. Các thành viên cũng hiểu được các mục tiêu chung của toàn nhóm và họ hỗ trợ cho những mục tiêu đó. Bầu không khí trong đội rất tốt và sự hợp tác rất rõ ràng. Nhóm hoạt động xuất sắc và có khả năng đưa ra các quyết định độc lập, tự chủ mà không cần trao đổi với trưởng nhóm.

THOÁI TRÀO

Sau khi công việc của nhóm đã hoàn thành, nhóm có thể bị giải tán. Các thành viên sẽ cảm thấy lo lắng vì họ sẽ phải rời khỏi nhóm. Đây là lý do vì sao họ sẽ cách nhau xa nhau, như thế cảm giác mất mát sẽ trở nên dễ chịu hơn. Trưởng nhóm cần chú ý nhiều đến vấn giải thể nhóm này, ví dụ như lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc chia tay chính thức chẳng hạn.

Có thể bạn quan tâm